Tuy được gọi là mầm non nhưng thực chất Insurgency cũng đã tồn tai bấy lâu nay rồi.
Từng là 1 mod cho Half Life 2, Insurgency đã luôn cho người chơi trải nghiệm của những
cuộc đấu súng thực tế trong mạch game khá là nhanh, hấp dẫn như bao game lai arcade
. Đấy chính là thế mạnh lớn nhất của Insurgency. Thực tế như Arma, căng thẳng và hấp dẫn
như Counter Strike, Insurgency là 1 kết hợp hoàn hảo cho vô vàn người chơi giờ đây, những
người đã bắt đầu thấy chán cái tính arcade và muốn thêm sự thử thách. Tuy vậy, Insurgency
đã phải trải qua 1 “mùa đông” dài. Sau tận 7 năm trời, “mùa xuân” mới bắt đầu đến với nó
và dấu hiệu chớm nở đầu tiên chính là phiên bản standalone của mod Half Life cổ điển này.
Insurgency 2014 đã nhận nhiều đánh giá tích cực của cộng đồng cho lối chơi lạ mà hay
của nó. Tuy vẫn còn khá ít người thích nghi với lối chơi “nửa vời” này, Insurgency vẫn tiếp
tục lớn mạnh và đang trên đường tới con đường rộng mở hơn với bản sau của mình,
Insurgency: Sandstorm, với mục tiêu tập trung vào Esport và mở rộng playerbase của mình
hơn bao giờ hết.
Đầu tiên thì mình sẽ đánh về bản standalone của game rồi sau đó mới đưa ra ý kiến của
mình về phần sequel của nó trong năm nay. Trước hết là về cái vỏ của game. Insurgency
chạy trên Source engine – 1 engine đảm bảo gần như 100% về độ mượt trong gameplay,
không bug hay error gì nhiều, 1 engine cực tốt cho 1 trò FPS cần độ chính xác cao như thế
này. Tuy vậy, Source thì nó đã quá cũ rồi nếu so sánh về mặt đồ họa của game. Kể cả bên
New World Interactive cũng đã rất cố gắng để làm bóng mượt mảng này, tuy nhiên về mặt
bằng chung thì nó đã được coi là cổ lỗ rồi. Tưởng chừng như Insurgency sẽ phải gánh
chịu nhiều khi mà 1 game bắn súng thực tế thường phải có đồ họa ngon nhưng với sự tận
tâm của dev trong mảng hiệu ứng, particle và âm thanh, người chơi vẫn cảm giác như đang
trải nghiệm 1 trận chiến dã man, thô bạo trên một chiến trường xa nhà vậy. Và điều này
không phải nhà sản xuất game nào cũng đạt được, kể cả Tripple A đi nữa.
Kế tiếp là mảng gameplay – thứ mà đã tạo nên điểm ấn có một không hai của Insurgency.
Thông qua phần dẫn trên chắc các bạn cũng một phần hình dung ra được là trò này về
cái gì và như thế nào. Về những thứ phải làm trong game thì cũng không khác gì lắm. Người
chơi chỉ cần đi chiếm cứ điểm, phá hủy kho đạn dược hay giết chết tên VIP. Nói qua thế
thôi chứ game để nói sâu thì nó khác nhiều. Trước hết là nói qua về các gamemode và các
feature của nó. Insurgency có kiểu respawn khá là đặc biệt, có tên gọi là waves. Giả dụ trong
gamemode Push, 1 đội tấn công cứ điểm cùng với kho đạn dược và 1 đội còn lại bảo vệ
chúng; đội tấn công sẽ có lượt respawn ít hơn nhiều so với đội phòng thủ và chỉ khi chiếm
được 1 cứ điểm thì lượt respawn và thời gian giới hạn sẽ tăng. Lượt respawn ở đây chính là
waves và cứ mỗi khi lượng người chơi còn sống giảm dần đến 1 số lượng nhất định(tùy
thuộc vào server, thường là còn 75% người sống) thì 1 wave sẽ được kích hoạt và thời gian
30s respawn sẽ được tính cho mỗi bạn đã chết. Thành ra trong những cuộc đấu, mỗi người
chơi cần cực kì cẩn thận để không hao phí lượng waves của đội, tăng sức cam go trong
game. Và cũng vì mechanic này, trong những map cực kì mở rộng như Buhriz thì tính chiến
thuật là yếu tố quan trọng để chiến thắng cuộc chơi, đặc biệt đối với đội tấn công với lượt
waves ít ỏi.
Ngoài Push ra, 1 gamemode khá là nổi, thì còn các gamemode khác như Firefight, thiên
nặng về tính competitive hơn khi mà người chơi chỉ được respawn khi 1 trong bất kì các cứ
điểm được chiếm làm của đội và cả cuộc chơi sẽ là cuộc ganh đua để xem ai chiếm được
nhiều cứ điểm nhất, hay là Strike, giống như Firefight nhưng đơn giản hơn vì mỗi đội được
cho lượt waves giống nhau, waves sẽ tăng nếu chiếm được 1 cứ điểm, nhưng một khi kho
đạn dược bị phá hủy thì đội bạn sẽ vĩnh viễn không được nhận thêm lượng waves nào nữa.
Cùng với các mode khác nữa như Ambush, một mode mà 1 đội sẽ phục kích đội bên kia
trong khi họ đang đưa VIP tới nơi an toàn, Occupy, mode mà tôi không thích cho lắm do
chỉ có một cứ điểm cho cả 2 đội chiếm hay là Elimination, một khi bạn nghẻo thì nghẻo thật
luôn, game luôn đảm bảo mang đến nhiều trải nghiệm phong phú cho người chơi của mình
. Nếu như bạn chán các mode trên thì bạn vẫn có thể co-op với người khác để đấu với bot
trong những mode hoàn toàn riêng biệt.
Để có thể phục vụ các gamemode đa dạng trên thì Insurgency đã chia ra sẵn các role
mà người chơi sẽ chọn, 1 việc mang tính quyết định quan trọng mỗi đầu game. Class trong
insurgency được chủ yếu phân ra Lính cận chiến, Lính bắn tầm xa, Lính chuyên về thuốc nổ
Tổng cộng gồm 19 class, 10 class cho team Security và 9 class cho team Insurgency. Ví dụ
như về nhân vật chỉ huy thì ta sẽ có class
Specialist hoặc Recon bên Security, dùng để ra lệnh cho quân, do thám và kiểm soát bản đồ.
Các nhân vật khác tuy trông giống nhau về mặt hình thức nhưng họ đều có set trang bị
riêng biệt để lựa chọn, ví dụ như Demolitions có quyền cầm AT4 nã thẳng vào team địch
và gây thương vong cực lớn; điều tương tự với Rocketeer bên Security. Tuy nhiên mọi
người hay nhầm class Sniper và Designated Marskman khi 1 class chuyên truy tìm và diệt
kẻ địch, 1 class chuyên dùng để yểm trợ tầm xa trong những cuộc đấu súng có quy mô lớn
hoặc giúp quân đồng minh đẩy lên 1 cứ điểm nào đó. Ngoài ra còn có 1 class rất đặc biết
có tên Support(hoặc là Machine gunner bên Insurgency). Họ thường mang cho mình những
khẩu súng máy nặng kí để hỗ trợ đồng đội bảo vệ cứ điểm hoặc bắn áp chế địch, không cho
chúng ngẩng đầu lên để mà cản quân đồng minh, tuy nhiên do độ giật cao và tính di động
thấp nên họ thường phải cố định 1 chỗ lắp càng, làm mồi nhử cho Sniper trong những map mở. Kế tiếp là cơ chế loadout của game.
Mỗi người chơi sẽ có 10 supply để chọn vũ khí, linh kiện, giáp cũng như đạn dược các kiểu
và mỗi class sẽ có loại loadout đặc thù cho riêng mình. Lối chơi của bạn tùy thuộc vào set
trang bị mà bạn chọn cho riêng mình. Để nói tổng thể thì Insurgency thiên nặng về chiến thuật. Một kế hoạch bài bản cùng với một team biết tuân lệnh leader và liên lạc đúng cách sẽ luôn cầm chắc chiến thắng. Còn về mảng đấu
súng thì nói thật, cực kì mãn nhãn. Tùy vào giáp bạn mặc và loại đạn mà địch dùng để bắn
thì lượng sát thương được gây ra cũng thay đổi. Với những khẩu Rifle thì đa số toàn 1 phát
đi đời 1 em, tuy độ giật cao và cần lắp tay cầm nếu như bạn không quen với nó. SMG thì tốc
độ bắn cao và rất nhẹ nên thường mang lại tính cơ động cho người chơi, tuy sát thương không được lớn lắm. Machine gun thì như tôi đã nói trên, rất là nặng và độ giật tung nóc nhà, luôn kèm theo càng để cắm vào một vị trí cố định. Sniper Rifle thì có loại single-shot và loại kèm theo cả băng đạn, laser, giảm thanh, tay cầm với càng và đạn dược đủ kiểu, tuy scope
trong game được render riêng biệt để tăng độ thực tế cũng như độ chóng mặt trong game
Ngoài ra còn các vũ khí đặc biệt khác nữa. Như tôi nói trên, âm thanh trong game nghe cực
sướng tai và chân thật. Từ tiếng súng cho đến tiếng đạn bay ngay trên đầu mình, hay tiếng
nát vụn của từng miếng gạch, nói thật, cảm giác như đang bắn nhau thật ngoài đời. Nó còn
thật hơn nữa khi mà bạn còn nghe thấy tiếng thở của nhân vật bạn, tiếng la hét của mấy
thằng đang bị bắn áp chế, phải loay hoay thoát khỏi thế gọng kìm, hay mắt bạn mù lòe từ
những hạt bụi bay tung tóe khắp nơi do những viên đạn chết người bắn ra từ nòng súng
thằng địch. Khói bốc ra từ súng, mảnh vụn văng ra từ những vụ nổ hay hạt bụi bốc lê
n đầy đường từ những trận bắn cam go, đều được dev làm chi tiết đến không ngờ,
khiến cho người chơi phải dán mắt vào màn hình trong 1 cuộc đấu căng thẳng không
ngừng. Tuy còn rất nhiều thứ để nói nữa, đặc biệt map ban đêm và cả cuộc giao chiến
trong bóng tối nhưng với một bài đánh giá thì đối với mình thế là quá đủ để ăn chắc con
8 trong mảng gameplay rồi. Game chắc chắn sẽ nhận được 9 nếu như map nó mở rộng hơn
và spawn kill bằng C4 và RPG không còn là vấn đề nan giải nữa.
Playerbase của game tuy ít nhưng thường rất nhiệt tình và qui củ. Trong tầm 42h đầu mình
chơi thì mình không phải chê vào đâu cả, đặc biệt server Châu Âu và Bắc Mỹ, khi mà
những người chơi ra lệnh, liên lạc cho nhau như 1 trận đánh thực. Tuy vậy, server
Singapore hay Châu Á thường không hay trò chuyện cho lắm và họ thường là casual
nên cũng không hay cho bạn những trải nghiệm tốt nhất trong game. Đồng thời, do game
là sự kết hợp giữa combat thực tế và giao tranh gần nhưng căng, người chơi nào hay dễ cáu
, trẻ trâu thích xông lên và làm màu thì chắc chắn sẽ không thích trải nghiệm trong game
do chết quá nhiều lần, đặc biệt khi có nhiều server nó tắt kills feed đi, còn chẳng biết tại sao chết hay giết chết được địch không.
Về Insurgency: Sandstorm thì mình đang có những cái nhìn cực kì tích cực về nó. Đầu tiên là
rất nhiều tính năng khác sẽ được bổ trợ vào để khiến game còn thực tế hơn bao giờ hết.
Riêng cái nhìn cái vid về chế độ nạp đạn mới là đã đủ phê rồi. Thứ hai là game được port
sang Unreal Engine, đồng nghĩa với việc game sẽ nhìn cực đẹp và bắt mắt so với tiêu
chuẩn đồ họa thời nay. Cũng do đổi engine nên map của trò chơi sẽ rộng hơn và xe
các kiểu sẽ được cho vào trong game. Thứ ba là game sẽ tập trung vào Esport lần này
, khiến cho playerbase tăng lên rõ rệt về cả số lượng và chất lượng. Nói chung đây nên là
game mà mọi người nên mong chờ trong năm 2018 này nếu như bạn là fan FPS đang
mong ngóng một làn gió mới êm nhẹ. Còn bạn nào thích hẳn bão táp thì hóng Ready or not hoặc cứ chơi Squad hay Arma cho rồi.